Các ca khúc của Đỗ Lễ

Đỗ Lễ cập nhật ngày 2024-05-16

Đỗ Lễ, vài chuyện thú vị

Nhạc sĩ Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh năm 1941 tại Hà Nội. Ông từng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1953), Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định (1954), Đại học Khoa học Sài Gòn (1959), Đại học Luật khoa Sài Gòn (1963). Năm 1965, ông từng giành được huy chương vàng trong một cuộc thi Lực sĩ đẹp .. Tóm lại, Đỗ Lễ là một con người đa tài, một “nghệ sĩ– trí thức” chính hiệu. Đỗ Lễ tự học nhạc năm 10 tuổi và tập tành sáng tác năm 15 tuổi. Tuy thế, đến thời điểm “trồng cây si” ca sĩ Lệ Thanh thì Đỗ Lễ vẫn chưa có nhạc phẩm nào thực sự nổi tiếng.

–––

Sự nghiệp ca hát của Lệ Thanh tuy chỉ vỏn vẹn khoảng 10 năm kéo dài từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965, nhưng cô đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán thính giả đương thời. Tuy nổi tiếng như cồn (cùng với ca sĩ Thanh Thúy), nhưng cuộc đời ca hát của Lệ Thanh lại rất ngoan hiền, không chút điều tiếng. Cô ăn mặc giản dị, tránh né đám đông tối đa, không thích chụp ảnh và ghét tuyên bố vung vít trên mặt báo. Tuy là ca sĩ, nhưng trong mắt khán giả, hình ảnh ca sĩ Lệ Thanh như một nữ sinh ngây thơ, khả ái ..

–––

Đêm đêm, hễ nàng hát ở phòng trà nào là hầu như Đỗ Lễ có mặt ở đó. Lệ Thanh đứng trên sân khấu, mỉm cười chung chung, vô định .. Vậy mà, Đỗ Lễ thấy như nàng cười với riêng mình, nàng hát riêng cho mình nghe.

Vậy rồi, nàng bỗng nhiên bỏ nghiệp ca hát để .. lấy chồng (khoảng năm 1965), để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khách mộ điệu. Người hụt hẫng nhất chính là Đỗ Lễ. Dù ông yêu Lệ Thanh bằng mối tình đơn phương nhưng cũng đau đớn, vật vã lắm.

Rồi Đỗ Lễ soạn ca khúc “Sang Ngang”, tưởng tượng ra một đêm từ biệt với Lệ Thanh: “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi ..”. Bản nhạc ngay lập tức nổi tiếng và đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của các cô nữ sinh thời bấy giờ ..

Nguồn tư liệu: + (Những bóng hồng trong thơ nhạc– Kỳ 15: Bài hát đệ nhất thất tình) + (Tiểu sử ca sĩ Lệ Thanh)