Sheet nhạc Giã từ, hợp âm

Tô Thanh Tùng 1. Tuổi đời chân đơn côi gót mòn đại lộ buồn... [Lời] [Sheet] [Nghe hát] [Giai thoại]

Hợp âm Giã từ

1. Tuổi đời chân đơn [Am] côi gót mòn đại lộ [F] buồn
Đèn [G] đêm bóng mờ nhạt [C] nhòa
[A7] Hồn lắng tâm [Dm] tư, đi vào dĩ [Am] vãng
Đường tình không chung [E7] lối mang nuối tiếc cho [F] nhau [E7]

2. Ngày nào tay trong [Am] tay lối về cùng hẹn [F] hò
Dìu [G] em giấc mộng vừa [C] tròn
[A7] Tình thắm môi [Dm] hồng, đêm dài lưu [Am] luyến,
Nghẹn ngào trong thương [E7] nhớ vì mai bước theo [Am] chồng. [Dm] [Am]

ĐK:
Em sang ngang [F] rồi chôn kỷ [G] niệm vào thương [C] nhớ
Hôn lên tóc [Am] mềm lệ [A7] sầu thắm ướt đôi [Dm] mi
Xin em một [G] lần cho ước nguyện tình yêu [E7] cuối
Thương yêu không [G] thành thôi giã [E7] từ đi em [Am] ơi.

3. Người về lên xe [Am] hoa, kỷ niệm buồn vào [F] hồn
Bờ [G] môi tắt hẳn nụ [C] cười
[A7] Giây phút bên [Dm] nhau nay còn đâu [Am] nữa
Người về trong thương [E7] nhớ người đi nhớ thương [Am] người.

Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Giã từ.

Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc Piano.

Bản nhạc có nốt bài Giã từ (Tô Thanh Tùng)

Sheet nhạc có nốt Giã từ của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng đăng lên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nhằm giúp các bạn xướng âm cho đúng nốt và hát thêm hay, không có mục đích thương mại. Bản quyền thuộc về tác giả và tổ chức nắm bản quyền, Nhacnheo.com không giữ bất kỳ bản quyền của nội dung nào cả.

Nghe bài hát Giã từ

1. Tuổi đời chân đơn côi gót mòn đại lộ buồn...

Phần nghe hát Giã từ (Tô Thanh Tùng) được nhúng từ Youtube và chịu sự kiểm soát bản quyền của Youtube, vì vậy có thể bị xóa hoặc chèn quảng cáo bởi Youtube bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không nghe - xem được ca sĩ hát tức là đã bị Youtube kiểm soát.

Lời bình - giai thoại Giã từ

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng có kể về hoàn cảnh ra đời bài hát Giã Từ như sau:

Được biết: năm 1971, Tô Thanh Tùng tình cờ quen một cô ca sĩ miệt vườn tên Thu Vân có giọng hát rất hay, anh liền mời cô này từ Sa Đéc về Sài Gòn thu âm bài Giã Từ để gửi cho đài phát thanh. Thế nhưng, nhạc sĩ Lê Dinh (Trưởng phòng Văn nghệ Đài Phát thanh Sài Gòn) lại từ chối phát vì quy định lúc đó tất cả các ca sĩ được xuất hiện trên sóng phát thanh đều phải đạt tiêu chuẩn là nổi tiếng. Trong khi đó Thu Vân chỉ là một ca sĩ dưới miệt vườn, không có tiếng tăm. Nhưng khi nghe qua băng cassette, nhạc sĩ Lê Dinh đồng ý cho phát một lần vào sáng chủ nhật, nếu dư luận tốt thì sẽ phát tiếp. Không ngờ với phong cách bolero tuyệt vời cộng hưởng cùng giọng hát da diết của Thu Vân, Giã Từ đã làm lay động hàng triệu trái tim của thính giả yêu âm nhạc. Nhiều người đã bật khóc khi nghe bản nhạc này trong đêm vắng. Cô ca sĩ miệt vườn này cũng nổi tiếng từ đó, hiện cô đang định cư ở nước ngoài.

Thật ra, từ những năm thập niên 70 bài này cũng rất thịnh hành ở Tây Ninh, nhiều người yêu nhạc đã thuộc lòng, đã hát khắp nơi: từ sân khấu cho đến tiệc tùng, đám cưới, họp bạn .. Ai cũng biết tác giả là nhạc sĩ Băn Vi (sinh năm 1949). Lúc đó, anh là một tay trống có tiếng trong Ban nhạc Xây Dựng Nông Thôn .. Anh đánh trống rất điệu nghệ thu hút khán giả nhờ tài roulé và tung hứng dùi trống lên cao quay vài vòng, khán giả tán thưởng nhiệt liệt và lúc đó anh có mở một lớp dạy trống ở Long Hoa lấy tên là Băn Vi. Bút danh Băn Vi cũng khá lí thú, theo lời anh em thân thiết nói lại: Băn Vi là cách chơi chữ, anh tên thiệt Huỳnh Văn Bi– Văn Bi đọc ngược là Bi Văn– nói láy lại là Băn Vi.

Câu chuyện của bài hát được vang xa, theo lời Băn Vi có kể cho anh em nghe: Anh có quê vợ ở Hồng Ngự– Đồng Tháp (cùng quê nhạc sĩ Tô Thanh Tùng). Trong một lần về Hồng Ngự chơi, Băn Vi có ghé vào một quán nước tình cờ gặp Tô Thanh Tùng, anh em có máu văn nghệ nên quen nhau liền, biết Tô Thanh Tùng là một nhạc sĩ anh đã hát ngay một bài nhạc đầu tay cho ông nghe: đó là bài Giã Từ. Bài hát với giai điệu ngọt ngào, mượt mà đã làm Tô Thanh Tùng ngây ngất và ông muốn có ngay bài hát này nên nhờ Băn Vi ghi lại cho ông. Băn Vi lúc đó tuy đã chơi nhạc nhưng chỉ là một nhạc công tỉnh lẻ, không tiếng tăm gì cho lắm, biết Tô Thanh Tùng làm nhạc và quen biết giới nhạc ở Sài Gòn, cũng muốn nhờ người lăng xê nên viết ngay và đưa cho nhạc sĩ Tô Thanh Tùng. Sau đó Tô Thanh Tùng đã nhờ nhạc sĩ Quốc Dũng hoà âm và nhạc sĩ Lê Dinh thu thanh đưa lên Đài phát thanh Sài Gòn như lời kể trên. Chuyện gặp gỡ nhạc sĩ Tô Thanh Tùng khi về Tây Ninh, Băn Vi có kể lại cho người bạn thân– làm chung ban nhạc là nhạc sĩ Hoài Nguyên biết.

Trước 75, bài hát được xuất bản đứng hai tên: Tô Thanh Tùng và Băn Vi. Về xuất xứ bài hát này, không giống như nhạc sĩ Tô Thanh Tùng kể. Băn Vi lúc sinh thời có tâm sự là lấy cảm hứng từ cô gái mà anh yêu thích, nhà có tiệm phở nổi tiếng ở Chợ Cũ– Long Hoa năm 70 (vì lí do cá nhân xin được giấu tên). Một thời gian quen nhau, có cảm tình nhau nhưng sau đó cô sang ngang đi lấy chồng, anh cô đơn buồn bã viết nên dòng nhạc:

Tuổi đời chân đơn côi

gót mòn đại lộ buồn

đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa

Em sang ngang rồi chôn kỉ niệm vào thương nhớ

hôn lên tóc mềm lệ sầu đắm ướt đôi mi ..

Đường phố Long Hoa lúc đó hệ thống điện còn yếu, chỉ ánh đèn mờ tỏa sáng nhạt nhoè trên đường phố.

– Bài viết: Ai là tác giả bài hát Giã từ?

– Tác giả: Nguyễn Duyên

Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của Nhacnheo.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.

Lời bài hát Giã từ

Tô Thanh Tùng

1. Tuổi đời chân đơn côi gót mòn đại lộ buồn
Đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa
Hồn lắng tâm tư, đi vào dĩ vãng
Đường tình không chung lối mang nuối tiếc cho nhau

2. Ngày nào tay trong tay lối về cùng hẹn hò
Dìu em giấc mộng vừa tròn
Tình thắm môi hồng, đêm dài lưu luyến,
Nghẹn ngào trong thương nhớ vì mai bước theo chồng.

ĐK:
Em sang ngang rồi chôn kỷ niệm vào thương nhớ
Hôn lên tóc mềm lệ sầu thắm ướt đôi mi
Xin em một lần cho ước nguyện tình yêu cuối
Thương yêu không thành thôi giã từ đi em ơi.

3. Người về lên xe hoa, kỷ niệm buồn vào hồn
Bờ môi tắt hẳn nụ cười
Giây phút bên nhau nay còn đâu nữa
Người về trong thương nhớ người đi nhớ thương người.

BÀI HÁT TƯƠNG TỰ