Sheet nhạc Mưa rừng, hợp âm

Huỳnh Anh 1. Mưa rừng ơi! Mưa rừng…... [Lời] [Sheet] [Nghe hát] [Giai thoại]

Hợp âm Mưa rừng

1. [Am] Mưa rừng ơi! Mưa rừng…
Hạt [Dm] mưa nhớ [G7] ai mưa triền [C] miên
Phải [Dm] chăng mưa buồn vì tình [Am] đời
Mưa sầu vì lòng [E7] người duyên kiếp không lâu

2. [Am] Mưa từ đâu mưa về
Làm [Dm] muôn lá [G7] hoa rơi tả [C] tơi
Tiếng [Dm] mưa gió lạnh lùa ngoài [Am] mành
Lá vàng rơi lìa [E7] cành gợi ta nỗi niềm [Am] riêng

ĐK: Ôi! ta mong ước xa [F] xôi
Những đêm mãi cô [G] đơn gửi tâm tư về [C] đâu?
[A7] Mưa thương ai? Mưa nhớ [Dm] ai?
Mưa rơi như nhắc [F] nhở, mưa rơi trong lòng [E7] tôi

3. [Am] Mưa rừng ơi! Mưa rừng…
Tìm [Dm] đâu hỡi [G7] ơi bóng người [C] xưa
Mỗi [Dm] khi mưa rừng về muộn [F] màng
Bóng chiều vàng dần [E7] tàn
Lòng thương nhớ nào [Am] nguôi.

Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Mưa rừng.

Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc Piano.

Bản nhạc có nốt bài Mưa rừng (Huỳnh Anh)

Sheet nhạc có nốt Mưa rừng của nhạc sĩ Huỳnh Anh đăng lên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nhằm giúp các bạn xướng âm cho đúng nốt và hát thêm hay, không có mục đích thương mại. Bản quyền thuộc về tác giả và tổ chức nắm bản quyền, Nhacnheo.com không giữ bất kỳ bản quyền của nội dung nào cả.

Nghe bài hát Mưa rừng

1. Mưa rừng ơi! Mưa rừng…...

Phần nghe hát Mưa rừng (Huỳnh Anh) được nhúng từ Youtube và chịu sự kiểm soát bản quyền của Youtube, vì vậy có thể bị xóa hoặc chèn quảng cáo bởi Youtube bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không nghe - xem được ca sĩ hát tức là đã bị Youtube kiểm soát.

Lời bình - giai thoại Mưa rừng

Trong một chuyến đi chơi tắm suối ở Tây Nguyên, một nhóm soạn giả trong đoàn cải lương Thanh Minh-Thanh Nga gồm: Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà phải trọ qua đêm trong một buôn bản người Thượng vì mưa to không về được. Khi họ đang vui chơi thâu đêm tại nhà ông chủ bản thì từng tràng tiếng hú của người rừng trỗi lên giữa cơn mưa bão tạo cảm giác rùng rợn. Hà Triều, Hoa Phượng viết tuồng “Mưa Rừng” nổi tiếng dựa trên bối cảnh đó. Tuồng cải lương thành công rực rỡ do Thanh Nga đóng (1961) và được đánh giá là sự kiện “cháy vé” lúc bấy giờ ..

 

Tóm tắt tuồng cải lương ‘Mưa Rừng’

Khanh làm cai phu ở đồn điền của ông Tịnh trên cao nguyên, rất được mọi người thương mến. K’Lai, cô gái dân tộc, giúp việc nhà cho ông Tịnh, hằng ngày đem cơm nước cho Khanh, cô thầm yêu anh nhưng trái tim anh hướng về Tuyền, cô dâu trưởng của ông Tịnh có chồng là Thuyết bị bệnh chết hơn một năm. Bằng là em trai của Thuyết đem lòng si mê K’Lai, hắn tìm cách đuổi Khanh đi. Chán ngán cảnh đời đen bạc, anh quyết định bỏ đi làm cho Tuyền và K’Lai đau khổ.

Ở rừng hằng đêm có tiếng hú ghê rợn vọng về, mọi người lo sợ vì trên đồn điền xanh tốt kia đã thấm máu bao người phu. Bí mật tiếng hú đó chỉ một mình K’Lai biết, Khanh lợi dụng tình cảm của K’Lai để điều tra một chuyện khác trong gia đình ông Tịnh : tiếng hú đó là của Thuyết, anh ta điên, bị gia đình xích chân tại một nơi kín đáo, chỉ có K’Lai đến đem cơm.

Nguồn tư liệu: +  (Mưa rừng– Wikipedia) +  (Tuồng cải lương Mưa rừng)

Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của Nhacnheo.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.

Lời bài hát Mưa rừng

Huỳnh Anh

1. Mưa rừng ơi! Mưa rừng…
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời
Mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu

2. Mưa từ đâu mưa về
Làm muôn lá hoa rơi tả tơi
Tiếng mưa gió lạnh lùa ngoài mành
Lá vàng rơi lìa cành gợi ta nỗi niềm riêng

ĐK: Ôi! ta mong ước xa xôi
Những đêm mãi cô đơn gửi tâm tư về đâu?
Mưa thương ai? Mưa nhớ ai?
Mưa rơi như nhắc nhở, mưa rơi trong lòng tôi

3. Mưa rừng ơi! Mưa rừng…
Tìm đâu hỡi ơi bóng người xưa
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng
Bóng chiều vàng dần tàn
Lòng thương nhớ nào nguôi.

BÀI HÁT TƯƠNG TỰ