Sheet nhạc Chênh vênh, hợp âm

Lê Cát Trọng Lý x2... [Lời] [Sheet] [Nghe hát] [Giai thoại]

Hợp âm Chênh vênh

[G] [F#m] [Em] [C] [G] [Am] x2

Thương [G] em anh [D] trèo non [Em] cao
Mua [D] mưa thâu [G] mây tan [D] mệnh bạc
Thương [G] em anh [D] lội sông [Em] sâu
Trôi [D] hương trôi [G] hoa tan [D] phận ngọc.

[C] Còn chần chờ [Em] chi [D] hỡi [C] anh
[Am] Hôn em, ôm em [Em] cho nát chênh [Am] vênh
[C] Ừ tình là [Em] điên [D] khát [C] say
[Am] Hôn em, ôm em [Em] sao nát chênh [Am] vênh.

Thương [G] em thương [D] tình đa [Em] mang
Yêu [D] trăng ba [G] mươi quên [D] mình
Thương [G] tôi thương [D] phận long [Em] đong
Yêu [D] tan mong [G] manh tan [D] nhât nguyệt
Thương [G] tâm

Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Chênh vênh.

Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc Piano.

Bản nhạc có nốt bài Chênh vênh (Lê Cát Trọng Lý)

Sheet nhạc có nốt Chênh vênh của nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý đăng lên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nhằm giúp các bạn xướng âm cho đúng nốt và hát thêm hay, không có mục đích thương mại. Bản quyền thuộc về tác giả và tổ chức nắm bản quyền, Nhacnheo.com không giữ bất kỳ bản quyền của nội dung nào cả.

Nghe bài hát Chênh vênh

x2...

Phần nghe hát Chênh vênh (Lê Cát Trọng Lý) được nhúng từ Youtube và chịu sự kiểm soát bản quyền của Youtube, vì vậy có thể bị xóa hoặc chèn quảng cáo bởi Youtube bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không nghe - xem được ca sĩ hát tức là đã bị Youtube kiểm soát.

Lời bình - giai thoại Chênh vênh

Chênh Vênh là nhạc phẩm đầu tay của Lê Cát Trọng Lý, được cô cảm tác sau khi đọc câu chuyện về Chử Đồng Tử và Tiên Dung ..

Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân, tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.

Thời ấy, Hùng vương thứ 3 có cô con gái tên là Tiên Dung, đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của Tiên Dung đến thăm vùng Chử Xá. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.

Hùng vương nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chúa. Một hôm, có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Viên sơn, Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một tăng sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.

Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng, văn võ bá quan lẫn tiên đồng ngọc nữ đều sẵng sàng để hầu hạ. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.

Nghe tin, Hùng vương cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung– Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn.

Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên hoặc Bãi Màn Trù và chợ đó là Hà Thị ..

Nguồn tư liệu: + (Hiện tượng Lê Cát Trọng Lý) + (Chử Đồng Tử– Wikipedia)

Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của Nhacnheo.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.

Lời bài hát Chênh vênh

Lê Cát Trọng Lý

x2

Thương em anh trèo non cao
Mua mưa thâu mây tan mệnh bạc
Thương em anh lội sông sâu
Trôi hương trôi hoa tan phận ngọc.

Còn chần chờ chi hỡi anh
Hôn em, ôm em cho nát chênh vênh
Ừ tình là điên khát say
Hôn em, ôm em sao nát chênh vênh.

Thương em thương tình đa mang
Yêu trăng ba mươi quên mình
Thương tôi thương phận long đong
Yêu tan mong manh tan nhât nguyệt
Thương tâm

BÀI HÁT TƯƠNG TỰ