Các ca khúc của Lê Trực

Lê Trực cập nhật ngày 2024-05-16

Lê Trực, vài chuyện thú vị

Theo tiến sĩ, biên đạo múa Nguyễn Thành Đức (bút danh Trường Sơn), thì nhạc sĩ Hoàng Việt đã “tự mình” tìm đến với cách mạng. Ông Đức kể: “Hoàng Việt từ Sài Gòn vào chiến khu bằng cách xuống Mỹ Tho rồi tự mình đi vào chiến khu Đồng Tháp Mười. Anh gặp dân quân yêu cầu cho gặp Bộ tư lệnh Khu 8 để được tham gia kháng chiến”.

Đó là năm 1947, Hoàng Việt mới 19 tuổi. Hành trang vào chiến khu của anh mang theo là các ca khúc: Tiếng còi trong sương đêm, Biệt đô thành, Chị cả .. Chỉ 3 năm sau ở chiến khu Đồng Tháp Mười, ông sáng tác một loạt bài ca ngợi quân dân nơi đây, nổi bậc nhất là ca khúc Lá xanh. Đồng đội văn nghệ của nhạc sĩ lúc đó, gồm có các nghệ sĩ cải lương tên tuổi: Tám Danh, Ba Du, Triệu An, Tư Xe, Thanh Nha, nhà văn Minh Lộc, nhà thơ Nguyễn Bính, Việt Ánh, Bảo Định Giang và các nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà quay phim Thái Lộc, Vũ Sơn, Khương Mễ, họa sĩ Hoàng Tuyển .. Nhạc sĩ Hoàng Việt là người trẻ nhất trong đội quân văn nghệ này.

Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, ông sinh ngày 28/2/1928 tại Chợ Lớn, là con trai út nhưng cũng là trưởng nam trong gia đình với 5 người chị gái, quê cha ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở Cái Bè, Tiền Giang. Trước khi “biệt đô thành” ra chiến khu, Hoàng Việt chơi nhạc ở Sài Gòn với bút danh Lê Trực.

 

Tiếng còi trong sương đêm là bài hát đầu tay của ông. Về bài hát này, có người cho rằng ca từ và giai điệu khá “ủ ê” vì có những câu: “Bến nước gió rét đò đưa khách sang/ Đêm nay không gian chìm trong giá băng/ Lau xanh ven sông mờ rung bong trăng/ Con đò sang ngang ..” hay “Con ơi lòng mẹ ủ ê .. Khi ra đi có hứa Thu nay về ..”

Nhưng theo NSƯT Minh Trị– nguyên thành viên Tổ Quân nhạc Khu 8, nơi Hoàng Việt từng công tác– thì: “Ngày 23/9 khi quân Pháp trở lại xâm lược nước ta, cả Nam bộ kháng chiến, lúc đó Hoàng Việt đã là đội viên trong lực lượng Quốc gia tự vệ (ngày nay là Công an) thuộc tỉnh Bà Rịa. Pháp lần lượt đánh chiếm hết đô thị lớn, du kích phải lùi sâu vào quân miền, đơn vị võ trang của Hoàng Việt cũng phân tán và Hoàng Việt bị mất liên lạc. Ông trở về thành phố Sài Gòn để tránh tai mắt ở địa phương Bà Rịa quê cha, đồng thời tìm kế mưu sinh trong khi chờ bắt liên lạc với kháng chiến. Cho nên, trong những ngày đầu kháng chiến, hình tượng ‘Tiếng còi trong sương đêm’ là hình bóng của Việt Minh, của một đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong đêm” ..

 

Nguồn tư liệu: +  (Đề nghị truy tặng Anh hùng đối với nhạc sĩ Hoàng Việt: Khi ra đi có hứa Thu nay về)