Sheet nhạc Tiếng còi trong sương đêm, hợp âm

Lê Trực Bến nước gió rét đò thưa khách sang... [Lời] [Sheet] [Nghe hát] [Giai thoại]

Hợp âm Tiếng còi trong sương đêm

Bến nước gió rét đò thưa khách [Am] sang
[Dm] Lau xanh ven sông mờ run [Am] bóng trăng
[Dm] Đêm nay không gian chìm trong [Am] giá băng
[F] Con đò sang [E7] ngang

Kể lúc vắng bóng người chinh [Am] chiến xưa
[Dm] Đã cắm giữa gió mùa thu [Am] thổi đưa
[Dm] Đêm nay đông sang mà tin [Am] vẫn chưa. [F] đưa đò về [E7] xưa
[B7] Mà đoàn hùng binh âm thầm xông [E7] lướt trong [Am] sương
[F] Hồi còi còn vang như hoà lẫn [B7] theo người [E7] lái đò [Am] đưa

Tiếng còi trong sương [Am] đêm
Tiếng còi trong sương [F] đêm
Theo gió [G7] đưa ôi [C] buồn, nghe vi vu [E7] oán than
[Am] Thôi toán [Dm] quân đi rồi, thôi toán [Am] quân đi [C] rồi
Hơ hờ hơ [Dm] hơ hơ [E7] hơ đi [Am] rồi [Dm][Am]

Con [Am] ơi [Dm] lòng mẹ ủ [Am] ê
Thương cho [E7] chồng mấy dặm sơn [Am] khê
Khi ra [F] đi có hứa thu nay [E7] về
Mà hôm [Dm] nay lá [Am] thu đã rơi [E7] tràn
Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong [Am] đau buồn
Hò [Dm] hơ [E7] hớ hò hơ [Am] hớ

Tiếng còi trong sương [Am] đêm
Tiếng còi trong sương [F] đêm
Theo gió [G7] đưa ôi [C] buồn, nghe vi vu [E7] oán than
[Am] Thôi khóc [Dm] chi đau lòng, con cứ [Am] an giấc [C] nồng
Hơ hờ [Dm] hơ hơ hơ [E7] hơ an [Am] lòng

Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Tiếng còi trong sương đêm.

Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc Piano.

Bản nhạc có nốt bài Tiếng còi trong sương đêm (Lê Trực)

Sheet nhạc có nốt Tiếng còi trong sương đêm của nhạc sĩ Lê Trực đăng lên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nhằm giúp các bạn xướng âm cho đúng nốt và hát thêm hay, không có mục đích thương mại. Bản quyền thuộc về tác giả và tổ chức nắm bản quyền, Nhacnheo.com không giữ bất kỳ bản quyền của nội dung nào cả.

Nghe bài hát Tiếng còi trong sương đêm

Bến nước gió rét đò thưa khách sang...

Phần nghe hát Tiếng còi trong sương đêm (Lê Trực) được nhúng từ Youtube và chịu sự kiểm soát bản quyền của Youtube, vì vậy có thể bị xóa hoặc chèn quảng cáo bởi Youtube bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không nghe - xem được ca sĩ hát tức là đã bị Youtube kiểm soát.

Lời bình - giai thoại Tiếng còi trong sương đêm

Theo tiến sĩ, biên đạo múa Nguyễn Thành Đức (bút danh Trường Sơn), thì nhạc sĩ Hoàng Việt đã “tự mình” tìm đến với cách mạng. Ông Đức kể: “Hoàng Việt từ Sài Gòn vào chiến khu bằng cách xuống Mỹ Tho rồi tự mình đi vào chiến khu Đồng Tháp Mười. Anh gặp dân quân yêu cầu cho gặp Bộ tư lệnh Khu 8 để được tham gia kháng chiến”.

Đó là năm 1947, Hoàng Việt mới 19 tuổi. Hành trang vào chiến khu của anh mang theo là các ca khúc: Tiếng còi trong sương đêm, Biệt đô thành, Chị cả .. Chỉ 3 năm sau ở chiến khu Đồng Tháp Mười, ông sáng tác một loạt bài ca ngợi quân dân nơi đây, nổi bậc nhất là ca khúc Lá xanh. Đồng đội văn nghệ của nhạc sĩ lúc đó, gồm có các nghệ sĩ cải lương tên tuổi: Tám Danh, Ba Du, Triệu An, Tư Xe, Thanh Nha, nhà văn Minh Lộc, nhà thơ Nguyễn Bính, Việt Ánh, Bảo Định Giang và các nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà quay phim Thái Lộc, Vũ Sơn, Khương Mễ, họa sĩ Hoàng Tuyển .. Nhạc sĩ Hoàng Việt là người trẻ nhất trong đội quân văn nghệ này.

Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, ông sinh ngày 28/2/1928 tại Chợ Lớn, là con trai út nhưng cũng là trưởng nam trong gia đình với 5 người chị gái, quê cha ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở Cái Bè, Tiền Giang. Trước khi “biệt đô thành” ra chiến khu, Hoàng Việt chơi nhạc ở Sài Gòn với bút danh Lê Trực.

 

Tiếng còi trong sương đêm là bài hát đầu tay của ông. Về bài hát này, có người cho rằng ca từ và giai điệu khá “ủ ê” vì có những câu: “Bến nước gió rét đò đưa khách sang/ Đêm nay không gian chìm trong giá băng/ Lau xanh ven sông mờ rung bong trăng/ Con đò sang ngang ..” hay “Con ơi lòng mẹ ủ ê .. Khi ra đi có hứa Thu nay về ..”

Nhưng theo NSƯT Minh Trị– nguyên thành viên Tổ Quân nhạc Khu 8, nơi Hoàng Việt từng công tác– thì: “Ngày 23/9 khi quân Pháp trở lại xâm lược nước ta, cả Nam bộ kháng chiến, lúc đó Hoàng Việt đã là đội viên trong lực lượng Quốc gia tự vệ (ngày nay là Công an) thuộc tỉnh Bà Rịa. Pháp lần lượt đánh chiếm hết đô thị lớn, du kích phải lùi sâu vào quân miền, đơn vị võ trang của Hoàng Việt cũng phân tán và Hoàng Việt bị mất liên lạc. Ông trở về thành phố Sài Gòn để tránh tai mắt ở địa phương Bà Rịa quê cha, đồng thời tìm kế mưu sinh trong khi chờ bắt liên lạc với kháng chiến. Cho nên, trong những ngày đầu kháng chiến, hình tượng ‘Tiếng còi trong sương đêm’ là hình bóng của Việt Minh, của một đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong đêm” ..

 

Nguồn tư liệu: +  (Đề nghị truy tặng Anh hùng đối với nhạc sĩ Hoàng Việt: Khi ra đi có hứa Thu nay về)

Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của Nhacnheo.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.

Lời bài hát Tiếng còi trong sương đêm

Lê Trực

Bến nước gió rét đò thưa khách sang
Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng
Đêm nay không gian chìm trong giá băng
Con đò sang ngang

Kể lúc vắng bóng người chinh chiến xưa
Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa
Đêm nay đông sang mà tin vẫn chưa. đưa đò về xưa
Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương
Hồi còi còn vang như hoà lẫn theo người lái đò đưa

Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm
Theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than
Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi
Hơ hờ hơ hơ hơ hơ đi rồi

Con ơi lòng mẹ ủ ê
Thương cho chồng mấy dặm sơn khê
Khi ra đi có hứa thu nay về
Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn
Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn
Hò hơ hớ hò hơ hớ

Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm
Theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than
Thôi khóc chi đau lòng, con cứ an giấc nồng
Hơ hờ hơ hơ hơ hơ an lòng

BÀI HÁT TƯƠNG TỰ