Sheet nhạc Người thầy, hợp âm

Nguyễn Nhất Huy 1. Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa... [Lời] [Sheet] [Nghe hát] [Giai thoại]

Hợp âm Người thầy

1. Người [Dm] thầy vẫn lặng [Bb] lẽ đi [C] về sớm [Dm] trưa
Từng [C] ngày giọt mồ [C7] hôi rơi nhòe trang [F] giấy [D7]
Để em [Gm] đến bên bờ ước [Bb] mơ
Rồi năm [Dm] tháng sông dài gió [Gm] mưa
Cành hoa [Bb] trắng vẫn lung [E7] linh trong vườn [A7] xưa.

2. Người [Dm] thầy vẫn lặng [Bb] lẽ đi [C] về dưới [Dm] mưa
Dòng [C] đời từng ngày [C7] qua êm đềm trôi [F] mãi [D7]
Chiều trên [Gm] phố bao người đón [Bb] đưa
Dòng sông [Dm] vắng bây giờ gió [Gm] mưa
Còn ai [Bb] nhớ, ai [E7] quên con đò [A7] xưa.

ĐK: Dù năm [Dm] tháng vô tình trôi mãi [Bb] mãi
Có [A] hay bao mùa lá [Dm] rơi
Thầy đã [Bb] đến như muôn ngàn tia [C] nắng
Sáng [C7] soi bước em trong [F] cuộc đời
[Gm] Vẫn nhớ những khi trời [Bb] mưa rơi
[Dm] Vẫn chiếc áo xưa choàng [Gm] đôi vai
Thầy vẫn [Bb] đi, buồn [E7] vui lặng [A7] lẽ.

Dù năm [Dm] tháng vô tình trôi mãi [Bb] mãi
Tóc [A] xanh bây giờ đã [Dm] phai
Thầy vẫn [Bb] đứng bên sân trường năm [C] ấy
Dõi [C7] theo bước em trong [F] cuộc đời
[Gm] Dẫu đếm hết sao trời [Bb] đêm nay
[Dm] Dẫu đếm hết lá mùa [Gm] thu rơi
Nhưng ngàn [Bb] năm
Làm sao em [A7] đếm hết công ơn người [Dm] thầy.

Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Người thầy.

Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc Piano.

Bản nhạc có nốt bài Người thầy (Nguyễn Nhất Huy)

Sheet nhạc có nốt Người thầy của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy đăng lên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nhằm giúp các bạn xướng âm cho đúng nốt và hát thêm hay, không có mục đích thương mại. Bản quyền thuộc về tác giả và tổ chức nắm bản quyền, Nhacnheo.com không giữ bất kỳ bản quyền của nội dung nào cả.

Nghe bài hát Người thầy

1. Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa...

Phần nghe hát Người thầy (Nguyễn Nhất Huy) được nhúng từ Youtube và chịu sự kiểm soát bản quyền của Youtube, vì vậy có thể bị xóa hoặc chèn quảng cáo bởi Youtube bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không nghe - xem được ca sĩ hát tức là đã bị Youtube kiểm soát.

Lời bình - giai thoại Người thầy

Nhạc phẩm Người Thầy được nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy sáng tác vào cuối năm 2000, để tặng người đã dìu dắt mình bước vào con đường âm nhạc là nhạc sĩ Trí Thanh– tác giả của những bài hát như “Người con gái Pa Kô”, “Cây chông tre”, “Tặng em một khúc quân hành”, “Chiều Hậu Giang”. Sau đây là những dòng tâm sự của tác giả:

Kính tặng nhạc sĩ Trí Thanh– người thầy đã khuất của tôi.

Tôi thuộc “tuýp” học trò không được .. chăm chỉ cho lắm. Tôi luôn tới lớp trễ và lại ra về .. sớm hơn các bạn khác. Vậy mà ít khi thầy “nhắc nhở” tôi, chỉ khi viết ca khúc “tốt nghiệp” là lúc tôi tỏ ra “chăm chỉ” hơn và có dịp gần thầy nhiều hơn. Nhưng tôi không biết rằng đó là những ngày cuối cùng mà tôi được gần thầy vì khi chấm xong ca khúc tốt nghiệp của tôi và nhạc sĩ Hoài An thì thầy mất.

Những ngày cuối cùng đó là lúc tôi cảm nhận được trọn vẹn tình cảm thân thương và nhân cách sống của một người thầy. Có lẽ hình ảnh vẫn mãi in đậm trong ký ức của tôi chính là chiếc áo của thầy, mỗi khi tôi đến nhà, thầy vẫn khoác trên mình chiếc áo sờn đôi vai. Có lần tôi hỏi .. Thầy bảo “thầy là một chiến sĩ Huy à ..” và khi tôi phát thảo những nét nhạc đầu tiên trong ca khúc Người Thầy thì hình ảnh “chiếc áo xưa sờn đôi vai” là chi tiết “đắt giá” nhất trong tác phẩm của tôi.

Ngày đó cùng với Trường Huy, Hoài An và các nhạc sĩ trẻ khác thì tôi là đứa học trò dở nhất lớp, lại .. lười học nên ai cũng nghi ngại cho cái “tiền đồ” của tôi. Vậy mà có lần thầy khen nhạc tôi “có chỗ” hay đó, và còn viết giấy giới thiệu tôi cho nhạc sĩ Quỳnh Hợp bên đài phát thanh. Lần đó tôi sung sướng cả đêm không ngủ được, và hồi hộp chờ đợi ca khúc đầu tiên của mình được phát trên sóng phát thanh. Không chỉ với tôi, mà thầy vẫn nặng lòng với tất cả các học trò khác, thầy ân cần chỉ bảo cho các học trò như là một trách nhiệm của một nhạc sĩ “nặng nợ” với cuộc đời.

Lần cuối cùng tôi đến thăm thầy, trông thầy ốm đi nhiều bên cây piano, và “vẫn chiếc áo xưa sờn đôi vai”, thầy đến bên tôi và hỏi “Huy sao rồi em, đã có bài nào mới chưa, có bài nào được giới thiệu chưa”. Tôi chợt ngậm ngùi, vì giữa cuộc đời lo toan bề bộn “chuyện áo cơm”, tôi vẫn thấy ấm áp vì dường như thầy lúc nào cũng dõi theo từng bước chân của những đứa học trò nhỏ như tôi trong cuộc đời.

Khi ghi âm bài hát Người Thầy tại phòng thu Kim Lợi, hát đến đoạn “Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai / Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời ..”, ca sỹ Cẩm Ly đã bật khóc. Tôi chọc Cẩm Ly là “mít ướt” nhưng thực ra lúc đó tôi cũng sắp khóc vì khi ca khúc này được ghi âm thì thầy đã vĩnh viễn đi xa, và khi ca khúc này được hát lên là những hình ảnh ngày xưa của thầy như chợt hiện về từng cử chỉ và lời nói ân cần của thầy như còn đâu đó quanh tôi.

Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của Nhacnheo.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.

Lời bài hát Người thầy

Nguyễn Nhất Huy

1. Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa
Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy
Để em đến bên bờ ước mơ
Rồi năm tháng sông dài gió mưa
Cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa.

2. Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa
Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi
Chiều trên phố bao người đón đưa
Dòng sông vắng bây giờ gió mưa
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa.

ĐK: Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi
Có hay bao mùa lá rơi
Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng
Sáng soi bước em trong cuộc đời
Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi
Vẫn chiếc áo xưa choàng đôi vai
Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ.

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi
Tóc xanh bây giờ đã phai
Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy
Dõi theo bước em trong cuộc đời
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi
Nhưng ngàn năm
Làm sao em đếm hết công ơn người thầy.

BÀI HÁT TƯƠNG TỰ