Sheet nhạc Đi học, hợp âm

Bùi Đình Thảo Hương rừng thơm đồi vắng ... [Lời] [Sheet] [Nghe hát] [Giai thoại]

Hợp âm Đi học

[F] Hương rừng thơm đồi [Am] vắng
Nước suối [Bb] trong thầm thì
[F] Cọ xoè ô che [Am] nắng
Râm mát [F] đường em đi

Hôm qua em tới [Gm] trường
Mẹ dắt [C] tay từng bước [F]
[Dm] Hôm nay mẹ lên nương
Một mình [F] em tới lớp

Chim đùa reo trong [Am] lá
Cá dưới [Bb] khe thì thào
[F] Hương rừng chen hương [Am] cốm
Em tới [F] trường hương theo

[Gm] Trường của em be bé
Nằm lặng [F] giữa rừng cây
[Am] Cô giáo em tre [Bb] trẻ
Dạy em [C] hát rất hay

[F] Hương rừng thơm đồi [Am] vắng
Nước suối [Bb] trong thầm thì
[F] Cọ xoè ô che [Am] nắng
Râm mát [F] đường em đi

Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Đi học.

Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc Piano.

Bản nhạc có nốt bài Đi học (Bùi Đình Thảo)

Sheet nhạc có nốt Đi học của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đăng lên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nhằm giúp các bạn xướng âm cho đúng nốt và hát thêm hay, không có mục đích thương mại. Bản quyền thuộc về tác giả và tổ chức nắm bản quyền, Nhacnheo.com không giữ bất kỳ bản quyền của nội dung nào cả.

Nghe bài hát Đi học

Hương rừng thơm đồi vắng ...

Phần nghe hát Đi học (Bùi Đình Thảo) được nhúng từ Youtube và chịu sự kiểm soát bản quyền của Youtube, vì vậy có thể bị xóa hoặc chèn quảng cáo bởi Youtube bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không nghe - xem được ca sĩ hát tức là đã bị Youtube kiểm soát.

Lời bình - giai thoại Đi học

Nhà thơ Hoàng Minh Chính không để lại cho đời nhiều tác phẩm nhưng chỉ cần một mình bài Đi Học vẫn đủ sức làm ông được nhớ đến. Ông sinh năm 1944, là hậu duệ thứ 12 dòng họ Hoàng ở Đô Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, một dòng họ nức tiếng học hành và giàu lòng yêu nước. Bác ruột của ông là Hoàng Phạm Trân, tức Nhượng Tống, một trong những nhà văn, dịch giả uyên bác và tài ba. Tuy vậy, đến thế hệ của Minh Chính, cha của ông không muốn các con mình theo nghiệp văn chương nên cả 6 anh chị em không ai theo nghiệp này, ngoại trừ Minh Chính từ nhỏ đã có thiên hướng làm thơ nhưng không được cha khuyến khích.

“Đi Học” chưa chắc đã được ra đời nếu như gia đình ông không chạy loạn từ Nam Định lên Phú Thọ vào năm 1948 khi Minh Chính chỉ vừa 4 tuổi. Chính ở vùng đất được xem là quê hương thứ hai của ông đã cho ông những chất liệu để viết nên những vần thơ trong trẻo, sinh động và đầy ắp hình ảnh tuổi thơ cho bài “Đi Học”. Những câu ngũ ngôn như: 

“Hương rừng thơm đồi vắng

Nước suối trong thầm thì

Cọ xòe ô che nắng

Râm mát đường em đi”

chính là tuổi thơ của Minh Chính. Và chính hương rừng, con suối, những đồi cọ thoai thoải là bạn đường của ông những ngày đến trường, lúc mẹ hoặc chị dẫn đi hoặc những khi cả nhà lên nương thì “một mình em tới lớp”.

Bài thơ “Đi Học” bắt đầu được Hoàng Minh Chính viết vào sổ tay khi mới 15 tuổi (1959) với 4 khổ theo thể thơ ngũ ngôn. Sau đó ông gia nhập quân ngũ và những lúc rảnh rỗi lại “bồi” thêm những khổ thơ mới mang nhiều mùi vị thời chiến hơn nhưng bài thơ hoàn chỉnh sau này và kể cả bài hát sau đấy phần lớn giữ nguyên sự trong trẻo từ thuở 15. Chỉ có vài đoạn thêm sau này là được giữ lại như:

– Bài viết: Hơn 4 thập niên vẫn cùng nhau ‘Đi học’

– Tác giả: Nguyên Minh

Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của Nhacnheo.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.

Lời bài hát Đi học

Bùi Đình Thảo

Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi

Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp

Chim đùa reo trong lá
Cá dưới khe thì thào
Hương rừng chen hương cốm
Em tới trường hương theo

Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay

Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi

BÀI HÁT TƯƠNG TỰ